Địa Chỉ Bảo Hiểm Xã Hội Quận Thanh Xuân

Địa Chỉ Bảo Hiểm Xã Hội Quận Thanh Xuân

Sau khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết để làm bảo hiểm thất nghiệp, thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, xác định mức thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét quyết định. Trường hợp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Sau khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết để làm bảo hiểm thất nghiệp, thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, xác định mức thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét quyết định. Trường hợp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Số điện thoại của Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội là bao nhiêu?

- Địa chỉ: Nhà E14, Ngõ 11 Phố Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Thời gian làm việc: Sáng (8h00-12h00) - Chiều (14h00-17h00), làm việc từ Thứ 2 - Thứ 6 (Nghỉ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết theo quy định của Nhà nước).

Tải trọn bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội: Tại đây.

Số điện thoại của Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ làm trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ theo điều 26 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

Ngoài ra, khi đến nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần chuẩn bị thêm 2 ảnh 3×4 hoặc 2 ảnh 4×6, bản sao chứng thực giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân và bản gốc để đối chiếu thông tin.

Như vậy, khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi làm bảo hiểm thất nghiệp, người lao động nộp các giấy tờ đó đến trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động muốn hưởng để được giải quyết.

Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, người lao động phải nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Quá thời hạn trên thì dù có đủ điều kiện và hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động cũng sẽ không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp nữa mà khoảng thời gian này sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính mức hưởng cho đến lần tiếp theo khi người lao động có đủ điều kiện.

Địa chỉ hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

Hiện nay tại quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội chưa có văn phòng đại diện của trung tâm dịch vụ việc làm, khi muốn làm bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có thể đến địa chỉ: số 144 phố Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội;

Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân

Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân

Tra cứu Tài khoản Thu BHXH, Điện thoại, Địa chỉ BẢO HIỂM XÃ HỘI các quận, huyện tại Hà Nội

Tra cứu Số Tài khoản Thu, Điện thoại, Địa chỉ Cơ quan BHXH tại các tỉnh/TP hoặc Bấm vào đây

Hãy LIKE page và tham gia Group Facebook để cập nhật tin tức về BHXH:

Page Diễn đàn Bảo hiểm xã hội và Doanh nghiệp, Người lao động: bấm vào đây

Group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội: bấm vào đây

Địa chỉ: E14 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội

https://hanoi.baohiemxahoi.gov.vn

1. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Thanh Xuân theo quy định.

2. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân.

3. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

2. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, cụ thể:

a) Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

b) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

c) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;

d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội quận;

đ) Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;

e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;

g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội quận theo phân cấp;

h) Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

4. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

5. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Thành phố. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội quận.

6. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

8. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

10. Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

11. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

12. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

13. Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

1. Cờ Thi đua xuất sắc của BHXH Việt Nam

2. Bằng khen của LĐLĐ thành phố Hà Nội

3. Giấy khen của Công an thành phố Hà Nội

1. Bằng khen của Thành ủy Hà Nội

2. Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

3. Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam

1. Bằng khen của UBND TP Hà Nội

2. Bằng khen của LĐLĐ thành phố Hà Nội

1. Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội

2. Bằng khen của LĐLĐ thành phố Hà Nội