Cách đây tròn 84 năm, trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp, tại xã Hưng Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.
Cách đây tròn 84 năm, trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp, tại xã Hưng Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.
- Chùa Sensoji: Hay còn gọi Asakusa Kannon thuộc Asakusa,Taito, là ngôi chùa cổ nhất Tokyo và cũng là điểm du lịch lý tưởng để chiêm ngưỡng công trình cổ nổi tiếng và khám phá văn hóa xứ sở hoa anh đào. Chùa Sensoji nổi tiếng và thu hút khách du lịch Nhật Bản với lịch sử hình thành từ rất lâu đời. Chùa được xây dựng vào năm 645 (thế kỷ thứ 7).
- Tokyo Skytree: Tháp truyền hình Tokyo Sky Tree nổi tiếng ở Nhật Bản bởi kiến trúc độc đáo, đây cũng là một trong những công trình đáng để tự hào của xứ sở hoa anh đào. Tokyo Sky Tree cũng sẽ làbiểu tượng mớicủa Tokyo trong thế kỷ 21, giúp cho thế giới thấy được sự hiện đại, năng động của thành phố. Với chiều cao 634m,nơi đây có thiết kế đài quan sát để phục vụ cho mọi người ngắm nhìn Tokyo từ phía trên cao.
Tháp truyền hình Tokyo Sky Tree
- Hoàng Cung Nhật Bản : Tọa lạc tại trung tâm thành phố Tokyo sầm uất và náo nhiệt, Hoàng cung Tokyo hay Hoàng cung Nhật Bản với diện tích 3,4 km2 , hiện vẫn là nơi cư trú của Nhật Hoàng, nơi mà trước đây từng là dinh thự của các tướng quân thời kỳ Edo.
- Làng cổ Oshino Hakkai: Là một trong những điểm đến du lịch cực kỳ hấp dẫn tại Nhật Bản được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Toạ lạc bên dưới chân núi Phú Sĩ,Làng cổ sở hữu nét kiến trúc đậm chất Nhật Bản xa xưa với khung cảnh thanh bình tuyệt đẹp.
- Công viên Oishi Park: Là một công viên có tầm nhìn tuyệt vời ra hồ Kawaguichi và núi Phú Sĩ cùng một lúc.Mỗi mùa là một loài hoa đua nhau khoe sắc trên lối đi dạo ven hồ.
- Phố cổ Gion: Là khu phố cổ đặc biệt được bảo tồn tại Kyoto. Khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây với các quán cà phê, quán bánh ngọt được tu sửa từ các căn nhà bằng gỗ truyền thống, quán ăn Kaiseki, hay các cửa hàng độc đáo nối nhau san sát, rất đáng để các bạn một lần ghé thăm.
- Chùa Thanh Thủy(Kiyomizu): Nằm trên Núi Otowa ở giữa phía đông của thành phố Kyoto, Kiyomizu-dera là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Kyoto và luôn thu hút hàng nghìn du khách đến thăm. Được thành lập vào năm 778, ngôi chùa này nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, bao gồm cả một loạt các báu vật quốc gia và Tài sản văn hóa quan trọng.
- Lâu đài Osaka: là biểu tượng chính của Osaka, được xây dựng từ thế kỷ XVI bởi Toyotomi Hideyoshi – người đầu tiên hoàn thành công cuộc thống nhất Nhật Bản. (chụp ảnh bên ngoài)
Bên cạnh chương trình tham quan hấp dẫn, đa dạng, dịch vụ chất lượng cao thì yếu tố thu hút khách trong thời buổi hiện nay là giá cả. Để gia tăng quyền lợi cho khách hàng, Ginatour giới thiệu tour Nhật Bản với mức giảm giá còn 23,900,000 vnđ/ khách hấp dẫn nhất từ trước đến nay, áp dụng cho lộ trình 6 ngày 5 đêm: Hà Nội - Sendai - Fukushima – Đón Năm Mới Tại Tokyo.
Một số người am hiểu luật pháp quốc tế cho rằng Hà Nội đã can thiệp vào công việc nội bộ của Australia khi lên tiếng phản đối nước này lưu hành đồng xu kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam có mang hình cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trước đây.
Như VOA đã đưa tin, vào ngày 4/5, một đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ trích hai cơ quan thuộc Kho bạc và Bưu chính Australia phát hành đồng xu có hình cờ vàng nhân dịp Canberra kỷ niệm 50 năm kết thúc tham chiến ở miền nam Việt Nam năm 1973.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh ‘cờ vàng’, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”.
Việt Nam đã đề nghị phía Australia “dừng lưu hành các vật phẩm này, đồng thời không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai”, bà Hằng cho biết và nói thêm: “Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia”.
Bình luận với VOA về động thái kể trên, luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền từng bị Việt Nam bỏ tù và trục xuất sang Đức, khẳng định rằng Việt Nam chắc chắn đã “can thiệp vào công việc nội bộ của Úc”. Ông phân tích thêm:
“Lá cờ đó thuộc về VNCH trước đây. Chế độ đó không còn nữa nhưng nó vẫn là di sản của cộng đồng người Việt ở Úc, Mỹ và một số nơi trên thế giới, và đã được một số bang ở Mỹ và Úc công nhận là di sản văn hóa. Việc Bưu chính và một công ty Úc đưa vào đồng xu để kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với luật pháp Úc, không liên quan gì đến Việt Nam”.
Theo quan sát của VOA, đây cũng là quan điểm được không ít người bày tỏ trên mạng xã hội.
Bà Nguyễn Hoàng Ánh, một phó giáo sư-tiến sĩ có hơn 63.000 người theo dõi trên Facebook, viết trên trang cá nhân rằng bản thân bà “không có cảm tình đặc biệt gì với cờ vàng” song bà “khá ngạc nhiên” về lời phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam mà bà xem là “sự gay gắt … không cần thiết” này.
Lưu ý đến thực tế là chính quyền Việt Nam hiện nay, nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, không sở hữu cờ VNCH cũng như không liên quan gì đến tiền tệ của Australia, bà Ánh cho rằng quốc gia đó in gì lên tiền lưu niệm là quyền của họ.
Nữ phó giáo sư-tiến sĩ nhấn mạnh rằng “lịch sử là không thể bác bỏ” trước khi chỉ ra sự thật là Australia có tham chiến với VNCH trong quá khứ và bà đặt câu hỏi “họ kỷ niệm cựu chiến binh của họ có gì sai đâu?”
Vẫn bà Ánh đề cập thêm rằng hiện nay có hàng trăm ngàn người gốc Việt sống ở Australia, chủ yếu là những người ra đi từ VNCH trước đây, nên theo bà, việc chính quyền Australia công nhận gốc gác của họ cũng là điều dễ hiểu.
“Ta có quyền gì mà cấm đoán một quốc gia có chủ quyền sử dụng một hình ảnh không thuộc sở hữu của mình?” bà Ánh chất vấn.
Từ góc độ quan sát của mình, bà Ánh thấy rằng việc Hà Nội “cao giọng” như vậy “có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tốt đẹp” của quan hệ hai nước. Nhiều Facebooker khác cũng có chung quan điểm, theo quan sát của VOA.
Từ Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài đưa ra nhận định: “Việc phát hành đồng xu đó trùng với thời điểm 30/4, cho nên có lẽ phía Việt Nam hơi vội vàng, hấp tấp, không chín chắn trong việc đưa ra phản ứng của mình, cho nên hoàn toàn không phù hợp, không đúng”.
Một số Facebooker, trong đó có ông JB Nguyễn Hữu Vinh, có 66.000 người theo dõi, liên hệ việc Việt Nam vừa phản đối Australia về vật phẩm kỷ niệm chiến tranh với việc Trung Quốc có nhiều hoạt động, vật phẩm kỷ niệm cuộc chiến tranh đẫm máu với Việt Nam từ năm 1979 đến giữa những năm 1980, song Việt Nam lại không phản đối, lên án Trung Quốc.
Luật sư Đài chỉ ra sự khác biệt là ở chỗ Việt Nam và Trung Quốc “có quan hệ ý thức hệ” và Đảng Cộng sản Việt Nam “chịu nhiều ơn huệ của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ”.
Khi Trung Quốc kỷ niệm cuộc chiến tranh 1979, thậm chí đưa ra thông tin sai lệch về cuộc chiến, Việt Nam “chỉ nhẫn nhịn chứ không dám phản đối”, ông Đài nhận xét và nói thêm: “Khả năng phản đối của Việt Nam với Trung Quốc là không được, nếu phản đối Trung Quốc sẽ lĩnh hậu quả nhiều hơn”.
Như tin của VOA đã đưa, cộng đồng người Việt tại Australia bày tỏ sự bất bình trước tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Một đại diện của Cộng đồng Người Việt Tự do ở Úc Châu nói với VOA rằng lời phản đối của Việt Nam thật “vô lý” và “có tính cách độc đoán”.