Một trong những công việc hết sức cần thiết đối với kế toán đó là nắm rõ các loại công văn gửi thuế, từ đó giúp doanh nghiệp giải trình, đề nghị về một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến thuế. Trong bài viết dưới đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice sẽ tổng hợp mẫu công văn gửi thuế. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi để biết thêm nội dung chi tiết.
Một trong những công việc hết sức cần thiết đối với kế toán đó là nắm rõ các loại công văn gửi thuế, từ đó giúp doanh nghiệp giải trình, đề nghị về một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến thuế. Trong bài viết dưới đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice sẽ tổng hợp mẫu công văn gửi thuế. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi để biết thêm nội dung chi tiết.
Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Luật kế toán số 88/2015/QH13 thì trường hợp kỳ kế toán đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng kỳ kế toán năm trước đó để tính thành 01 kỳ kế toán năm. Đồng thời, kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Thời hạn nộp mẫu công văn gửi thuế về việc xin gộp báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải trước thời hạn nộp báo cáo tài chính năm xin gộp.
Khi tiến hành, doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu công văn xin gộp báo cáo tài chính năm như sau:
Đây là mẫu công văn gửi thuế được lập ra nhằm khôi phục lại mã số thuế đã bị hủy bỏ.
Công văn xác định không nợ đọng thuế là công văn xác nhận không nợ thuế do cá nhân, tổ chức nộp lên cơ quan thuế quản lý để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp hoặc cá nhân trong việc nộp thuế
Ngoài ra, nó còn áp dụng với các trường hợp hợp doanh nghiệp muốn giải thể, phá sản, một vài giao dịch trong thương mại; trường hợp cá nhân muốn thực hiện xin thôi quốc tịch, xin định cư nước ngoài thì cũng bắt buộc phải xin xác nhận không nợ thuế.
Đây là mẫu công văn được các tổ chức, doanh nghiệp dùng để gửi lên cơ quan thuế nhằm xin giảm và gia hạn thời gian nộp thuế TNDN.
Chi tiết mẫu công văn bạn có thể tham khảo ngay dưới đây:
Mẫu công văn này sử dụng khi doanh nghiệp muốn yêu cầu cơ quan thuế quyết toán thuế trước thời hạn để doanh nghiệp giải thể hoặc cơ cấu lại tổ chức.
Mẫu công văn giải trình với cơ quan thuế là mẫu bản công văn được các tổ chức, doanh nghiệp lập ra để gửi tới chi cục thuế nhằm giải trình về một việc nào đó. Mẫu công văn giải trình này cần nêu rõ thông tin của doanh nghiệp, nội dung giải trình…
Bạn có thể tham khảo mẫu công văn giải trình gửi thuế dưới đây:
Ngoài các mẫu công văn trên, bạn đọc có thể tham khảo thêm các mẫu công văn gửi thuế dưới đây:
Trên đây, Hóa đơn điện tử Easyinvoice đã tổng hợp mẫu công văn gửi thuế cần thiết mà các kế toán viên cần lưu ý để giúp doanh nghiệp kịp thời giải trình, đề nghị các vấn đề liên quan đến thuế một cách chính xác.
Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPIT – Phần mềm kê khai đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM KÊ KHAI EASYPIT
Video giới thiệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN EASYPIT
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn
Về việc mua lại 2 công ty bảo hiểm khác là BSH và VNI, đại diện cổ đông lớn DB Insurance của PTI cho biết đây là chiến lược bình thường ở các thị trường nước ngoài. Nhưng Chủ tịch PTI Phạm Minh Hương quan ngại động thái này sẽ gây khó khăn cho PTI.
Tại ĐHĐCĐ của Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) sáng 30/6, vấn đề được cổ đông quan tâm nhất là việc cổ đông ngoại DB Insurance vốn đang sở hữu hơn 37% vốn điều lệ PTI và nắm quyền phủ quyết tại công ty này, lại tiến hành mua lại 75% vốn điều lệ của 2 công ty bảo hiểm khác là Tổng Công ty bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) và Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (VNI).
Chia sẻ với cổ đông, ông Park Ki Huyn - Thành viên HĐQT kiêm đại diện vốn của DB Insurace cho biết DB là công ty bảo hiểm với lịch sử hơn 60 năm tại Hàn Quốc đang đầu tư trên nhiều thị trường khác trên thế giới. Như ở Trung Quốc tập đoàn này đang đầu tư vào nhiều công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khác nhau.
Đây là định hướng, chiến lược vốn đã có sẵn ở các thị trường nước ngoài. 2 doanh nghiệp DB Insurance đang có kế hoạch mua lại cổ phần là VNI và BSH so với PTI đều đang kém xa rất nhiều. Đại diện của DB cũng nhấn mạnh lại PTI là mối ưu tiên hàng đầu của DB tại Việt Nam.
Phản hồi phía DB, Chủ tịch HĐQT PTI Phạm Minh Hương cho biết rất ngạc nhiên với chiến lược kinh doanh của cổ đông Hàn Quốc.
“Khi mời DB vào thì chúng tôi kỳ vọng rất nhiều, là một cổ đông sở hữu 37% sẽ tham gia và xây dựng được năng lực kinh doanh cho PTI. Rất là đáng tiếc những điều ông nói trong 8 năm vừa qua chúng ta chưa làm tí nào”, bà Phạm Minh Hương phát biểu trước cổ đông.
Theo bà Hương, sau khi biết được DB Insurance tham gia mua 2 công ty bảo hiểm có cạnh tranh trực tiếp với PTI, HĐQT đã có công văn gửi Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán để bảo vệ quyền lợi cho cổ đông.
“Việc DB nói là đầu tư vào 2 công ty kia rất nhỏ và có chiến lược đầu tư dài hạn vào PTI đối với chúng tôi là sự ngụy biện, bởi vì chúng tôi thấy tất cả những điều tốt với công ty đều bị bên DB bác bỏ, có chăng là hạn chế khả năng phát triển của PTI để đảm bảo lợi thế cạnh tranh của 2 công ty mới khi DB đầu tư hay không”, nữ doanh nhân này nhận định.
Bà Phạm Minh Hương tôn trọng quyền lựa chọn đầu tư của DB Insurance, tuy nhiên DB không thể có quyền phủ quyết tại PTI và đồng thời sở hữu 75% vốn tại 2 công ty bảo hiểm khác. Nếu cổ đông Hàn Quốc muốn tin tưởng vào sự đầu tư dài hạn tại PTI, cổ đông này nên giảm tỷ lệ sở hữu.
Chủ tịch PTI quan ngại việc đại diện của DB Insurance ngồi tại HĐQT PTI đồng thời hiện diện tại 2 công ty cạnh tranh khác sẽ gây bất lợi, làm lộ các chiến lược kinh doanh của PTI trong thời gian tương lai.
Tiếp tục bác bỏ tờ trình tăng vốn
Một trong những trọng tâm của Đại hội là tờ trình tăng vốn thông qua việc chào bán cho cổ đông hiện hữu. Cụ thể, HĐQT đề xuất chào bán 80,4 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 100%) với giá 10.000 đồng/cp. Thời gian thực hiện trong năm 2024, sau khi có sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước.
Tuy nhiên, với tỷ lệ sở hữu 37,32% vốn điều lệ, đại diện của DB Insurance đã dễ dàng phủ quyết tờ trình tăng vốn được HĐQT đại diện bởi bà Phạm Minh Hương đề xuất, tương tự như cách cổ đông Hàn Quốc này đã làm vào một năm trước tại ĐHĐCĐ 2022 diễn ra vào ngày 28/4/2022.
Đại diện của DB Insurance là ông Park Ki Huyn cho biết, năm 2022, do chương trình Vững Tâm An, PTI chịu nhiều tổn thất và báo lỗ lớn. Chính vì vậy, theo luật chứng khoán, công ty muốn tăng vốn cũng không được.
Theo ông Park, kế hoạch kinh doanh năm nay công ty sẽ có lợi nhuận, qua đó đủ điều kiện tăng vốn, nhưng khi cân nhắc các vấn đề liên quan tới pháp luật, để đề xuất việc tăng vốn trong năm nay, có thể PTI vẫn sẽ gặp những vấn đề về pháp lý.
Về chiến lược quản trị của PTI, ông Park cho biết bản chất của 1 công ty bảo hiểm là tiếp nhận các rủi ro của người dân. Do đó để doanh nghiệp có được lợi nhuận thì cần cải thiện năng lực nhận rủi ro, lựa chọn các rủi ro ít tổn thất để phân tán lợi nhuận cho các sản phẩm nhiều rủi ro hơn.
Về việc tăng vốn điều lệ PTI, từ góc độ cổ đông thì cũng nhận thấy việc này có thể tăng khả năng tiếp nhận của công ty. Một chỉ số rất quan trọng thể hiện khả năng nhận bảo hiểm của một công ty là chỉ số biên khả năng thanh toán.
Cuối năm 2022, do tổn thất từ Vững Tâm An nên chỉ số biên khả năng thanh toán của PTI có giảm. Nhưng đầu năm 2023 công ty đã cải thiện kinh doanh, cũng như nhìn thấy kế hoạch kinh doanh có giảm so với năm ngoái, DB Insurance nhận thấy không nhất thiết phải tăng vốn mới cải thiện được khả năng thanh toán.
“Chúng tôi nghĩ việc có nên tăng vốn để tăng khả năng thanh toán nên được xem xét lại vào cuối năm 2023 khi đã có kết quả kinh doanh của năm nay”, ông Park Ki Huyn chia sẻ thêm.
Với tư cách cổ đông lớn, DB Insurance đồng cảm với cổ đông và mong công ty có lợi nhuận để chia cổ tức. Tuy nhiên, DB đồng ý với kế hoạch không chia cổ tức 2022 và cân nhắc việc không chia cổ tức 2023.
Ban điều hành cũng nói định hướng là phát triển bền vững, DB mong muốn chiến lược này được thể hiện thông qua những số liệu cụ thể về doanh thu, lợi nhuận, cổ tức, đó cũng là một trong những yếu tố để nhà đầu tư tin tưởng vào PTI.