Ngày 9/12/2024,Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội nghị công bố Quyết định số 1690- QĐ/TW ngày 16/11/2024 của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, chỉ định đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị nhiệm kỳ 2020 - 2025; chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 4 nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ngày 9/12/2024,Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội nghị công bố Quyết định số 1690- QĐ/TW ngày 16/11/2024 của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, chỉ định đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị nhiệm kỳ 2020 - 2025; chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 4 nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Các bị can bị truy tố về tội "Rửa tiền", "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên", "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Các bị can khác ngoài cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh gồm Doãn Văn Hưởng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; Mai Đình Định, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Thanh Dương, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Ngọc Hưng, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Văn Cương, cựu Phó Giám đốc Sở Công thương; Ngô Đức Hoàng, chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính Cục Địa chất Việt Nam;Lê Ngọc Dương, nguyên Trưởng phòng Quản lý khoáng sản, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh; Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lilama; Nguyễn Quang Huy, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Apatit; Phạm Cao Khiêm, cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Apatit; Nguyễn Ngọc Bích, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Apatit; Lương Văn Na, cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Apatit; Cao Văn Tham, cựu Phó Trưởng phòng kế hoạch thị trường Công ty Apatit; Nguyễn Văn Bình, nguyên thành viên Hội đồng thành viên Công ty Apatit và Nguyễn Văn Chung, cựu phó trưởng phòng an toàn và môi trường, Công ty Apatit.
Theo cáo trạng, trên cơ sở kết quả điều tra xác định, từ năm 2012 – 2015, các bị can nguyên là lãnh đạo UBND tỉnh và một số sở, ngành liên quan biết rõ diện tích 3,77ha tại thôn 2, xã Đồng Tuyển (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) thuộc khai trường 18 đã được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch quặng Apatit tại Quyết định số 28 ngày 18/8/2008 và thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản tại đây thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm trái công vụ, ký các văn bản, giấy chứng nhận đầu tư trái quy định của pháp luật cho Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama (Công ty Lilama) xây dựng dự án khách sạn, nhà hàng. Theo đó đã tạo điều kiện cho các bị can thuộc Công ty Lilama và Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) khai thác và tiêu thụ trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit trị giá hơn 610 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 350 tỷ đồng.
Theo Quyết định số 388/2024/QĐXXST-HS ngày 3/5/2024 của TAND tỉnh Lào Cai về việc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm cho biết: Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm đã thụ lý số 06/TLST-HS ngày 15/3/2024 đối với bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa cùng đồng phạm, bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lào Cai truy tố về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" theo quy định tại điểm a, b Khoản 2 Điều 227 Bộ luật hình sự 2015; tội "Rửa tiền" quy định tại điểm a khoản 3 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 1999; tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3 Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Cụ thể, bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lào Cai truy tố về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội “Rửa tiền” quy định quy định tại điểm a khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009.
Các bị cáo Nguyễn Quang Huy, Phạm Cao Khiêm, Nguyễn Ngọc Bích, Lương Văn Na, Cao Văn Tham, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Chung bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lào Cai truy tố về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các bị cáo Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; Doãn Văn Hưởng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; Mai Đình Định, Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc Hưng, Phan Văn Cương, Ngô Đức Hoàng, Lê Ngọc Dương, Vũ Đình Thủy bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lào Cai truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3 Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Thẩm phán Bùi Văn Khanh, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai làm Chủ tọa; phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày 20/5 đến ngày 29/5.
Theo đó, bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai) bị HĐXX tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Văn Vịnh còn bị áp dụng hình phạt bổ sung, phạt tiền 30 triệu đồng, sung công quỹ nhà nước.
Cùng tội danh trên, bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) bị tuyên phạt 4 năm tù, áp dụng hình phạt bổ sung, phạt 40 triệu đồng; 2 bị cáo Nguyễn Thanh Dương và Lê Ngọc Hưng (đều là cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng phải nhận mức án 3 năm 3 tháng tù và cùng bị áp dụng hình phạt bổ sung, phạt mỗi bị cáo 25 triệu đồng.
Các bị cáo Mai Đình Định (cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) bị tuyên phạt 3 năm tù và áp dụng hình phạt bổ sung, phạt 20 triệu đồng; Phan Văn Cương (cựu Phó giám đốc Sở Công Thương) và Lê Ngọc Dương (cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) cùng bị tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù.
2 bị cáo Ngô Đức Hoàng (chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh) và Vũ Đình Thủy (cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) cùng bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa (Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama) bị HĐXX tuyên phạt mức án 4 năm tù về tội "Rửa tiền" và 3 năm 6 tháng tù cho tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên", tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 tội danh bị cáo này phải chấp hành là 7 năm 6 tháng tù.
Cùng với đó, HĐXX đã tuyên phạt 7 bị cáo là cựu lãnh đạo Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam cùng về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, gồm: Nguyễn Quang Huy (cựu Tổng giám đốc) bị tuyên phạt 3 năm tù và áp dụng hình phạt bổ sung 50 triệu đồng; Phạm Cao Khiêm (cựu Phó Tổng giám đốc) bị tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù; Lương Văn Na (Phó Tổng giám đốc, Thành viên Hội đồng thành viên) và Nguyễn Văn Bình (Giám đốc Xí nghiệp khai thác 3) cùng bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù. Nguyễn Ngọc Bích (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên) và Cao Văn Tham (nguyên Phó phòng Kế hoạch thị trường) cùng bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Văn Chung (nguyên Phó phòng phụ trách Phòng Kỹ thuật, điều độ, sản xuất) bị tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Theo HĐXX, về cơ bản, các bị cáo đã thành khẩn khai báo và cho rằng, cơ quan truy tố đã cáo buộc đúng tội danh.
Trong quá trình điều tra, truy tố, các điều tra viên, kiểm sát viên đã thực hiện đúng đắn chức năng, nhiệm vụ theo luật định.
Đánh giá trong quá trình phạm tội, cơ quan xét xử cho rằng, các bị cáo Nguyễn Văn Vịnh, Doãn Văn Hưởng cùng nhóm bị cáo từng là lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Công Thương, Sở TN&MT biết rõ diện tích 37.700m2, trong đó có hơn 22.000 m2 nằm chồng lấn vào diện tích Khai trường 18, đã được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch quặng Apatit và thẩm quyền cấp phép khai thác thuộc Bộ TN&MT nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc soạn thảo, ký văn bản trái quy định của pháp luật.
Qua đó, để Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) cải tạo mặt bằng, tận thu quặng, cấp giấy chứng nhận đầu tư diện tích 37.700m2 nói trên cho Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama (Cty Lilama) xây dựng dự án khách sạn, nhà hàng.
Sau đó, Nguyễn Mạnh Thừa (cựu Giám đốc Cty Lilama) cùng đồng phạm đã khai thác, tiêu thụ quặng apatit với số lượng rất lớn.
Hành vi trái pháp luật của các bị cáo đã thu lời bất chính cũng như gây thất thoát ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, Cty Lilama hơn 171 tỷ đồng, Công ty Apatit hơn 184 tỷ đồng.
HĐXX cũng nhận định, về ý thức chủ quan, các cựu lãnh đạo tỉnh biết rõ những sai phạm về thẩm quyền. Tuy nhiên, vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, từ đó ký các văn bản, giấy chứng nhận đầu tư, có ý kiến bút phê, chỉ đạo vào các tài liệu khác có liên quan trái quy định của Luật Khoáng sản và hệ thống pháp luật liên quan.
Theo HĐXX, hành vi phạm tội của các bị cáo đã xâm hại đến uy tín của Nhà nước, xâm phạm đến tính đúng đắn trong công tác quản lý Nhà nước, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong quá trình lượng hình, HĐXX đã xem xét đến yếu tố nhân thân và thành tích cá nhân cũng như những đóng góp của các bị cáo trong quá trình nắm giữ các cương vị lãnh đạo tỉnh, từ đó, có bản án tương xứng với mức độ, tính chất phạm tội.