Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
TPO - Bà Trần Ngọc Mai (SN 1991, quê Bình Lục, Hà Nam), làm việc tại khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng, ứng viên phó giáo sư (PGS) ngành Kinh tế là tân PGS trẻ nhất năm 2024.
Bà Mai tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị kinh doanh chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, ngân hàng và thị trường tài chính tại Đại học Nebraska, Omaha, Mỹ, năm 2012. Ba năm sau, bà tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kinh tế và tài chính; chuyên ngành Ngân hàng và tài chính tại trường Đại học London, Queen Mary, Anh.
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp ứng viên Trần Ngọc Mai về nước và công tác tại Học viện Ngân hàng và nhận bằng tiến sĩ năm 2021 tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Tân PGS Trần Ngọc Mai là giảng viên bộ môn Thanh toán Quốc tế, Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng từ 9/2013 đến 11/2014.
Từ 12/2014 đến nay, bà Mai là giảng viên Bộ môn Đầu tư Quốc tế, Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng.
Từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2015, PGS Mai học chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng tại trường đại học London, Queen Mary, Anh Quốc.
Từ tháng 11/2016 đến tháng 1/2021, tân PGS học chương trình tiến sĩ Kinh tế Quốc tế tại trường đại học Ngoại thương, Việt Nam.
Hiện nay bà là phó chủ nhiệm Bộ môn Đầu tư Quốc tế, Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng.
Các hướng nghiên cứu chủ yếu của bà gồm: Nghiên cứu vĩ mô về đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế và phát triển kinh tế bền vững; Nghiên cứu vi mô về quản trị hành vi và thực hành kinh doanh bền vững.
Trong quá trình nghiên cứu, bà Trần Ngọc Mai công bố 31 bài báo khoa học, trong đó 6 bài trên tạp chí quốc tế có uy tín sau khi được công nhận tiến sĩ.
Nữ ứng viên này cũng chủ trì 2 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở được nghiệm thu với kết quả giỏi và xuất sắc, tham gia viết 2 sách tham khảo chuyên ngành.
Ngoài ra, tân PGS Mai còn tích cực hỗ trợ và định hướng các giảng viên trẻ và sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Ngân hàng.
Bên cạnh PGS Trần Ngọc Mai, còn 3 ứng viên đạt chuẩn chức danh PGS thuộc thế hệ 9X gồm: Nguyễn Thị Hoa Hồng, Vũ Thu Trang, Nguyễn Hoàng Chung.
Theo danh sách từ Hội đồng Giáo sư Nhà nước, Trường Đại học Cần Thơ là trường có nhiều người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất cả nước năm 2024.
Năm nay, Trường Đại học Cần Thơ có đến 26 người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Trước đó vào năm 2023, trường này cũng có 25 người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Lễ bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư năm 2023 của Trường Đại học Cần Thơ (Ảnh: CTU).
Xét theo trường đại học, Trường Đại học Cần Thơ bỏ xa trường đứng thứ 2 về số lượng giáo sư, phó giáo sư đạt chuẩn năm nay là Trường Đại học Xây dựng Hà Nội với 16 người, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) 14 người, Trường Đại học Y Hà Nội 13 người…
Trong 26 người đạt chuẩn chức danh giáo sư phó giáo sư năm nay của Trường Đại học Cần Thơ, có 4 người đạt chuẩn giáo sư và 22 người đạt chuẩn phó giáo sư, trải rộng ở nhiều chuyên ngành.
4 người đạt chuẩn giáo sư gồm PGS.TS Nguyễn Văn Công, ngành thủy sản; PGS.TS Nguyễn Võ Châu Ngân, ngành nông nghiệp; PGS.TS Đinh Minh Quang, ngành sinh học và PGS.TS Nguyễn Thành Tiên, ngành vật lý.
PGS.TS Đinh Minh Quang, sinh năm 1983 cũng là người trẻ nhất cả nước đạt chuẩn giáo sư ngành sinh học năm nay.
Còn PGS.TS Nguyễn Võ Châu Ngân là ứng viên giáo sư duy nhất trong cả nước năm nay quê ở TPHCM.
Người trẻ tuổi nhất trong 26 người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm nay của Trường Đại học Cần Thơ là TS Hà Thị Kim Quy, sinh năm 1988.
Năm 2024, có 615 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Trong đó, có 45 ứng viên giáo sư, 570 ứng viên phó giáo sư.
Xét theo quy mô đại học, Đại học Quốc gia TPHCM là đại học có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024 (Ảnh: Hoài Nam).
Xét theo quy mô đại học, Đại học Quốc gia TPHCM là đơn vị có nhiều ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất với 40 người.
Tiếp đó, Đại học Quốc gia Hà Nội 34 người; Đại học Bách khoa Hà Nội 23 người; Đại học Thái Nguyên 21 người, Đại học Huế 21 người, Đại học Đà Nẵng 19 người, Đại học Kinh tế TPHCM 10 người và Đại học Duy Tân 1 người.
Xét theo địa phương, Hà Nội là nơi có nhiều giáo sư, phó giáo sư được công nhận nhất năm nay với 60 người, đến Thanh Hóa 44 người, Hà Tĩnh 32 người, Nam Định 29 người, Thái Bình 28 người...
Năm 2016, ở tuổi 32, ông Trần Xuân Bách được công nhận chức danh Phó giáo sư ngành Y học - là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam thời điểm đó. Năm 2023, sau 7 năm, ở tuổi 39, ông tiếp tục trở thành Giáo sư trẻ nhất Việt Nam.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023. Trong đó, có 58 ứng viên đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh giáo sư, 572 ứng viên đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh phó giáo sư.
Ông Trần Xuân Bách, sinh năm 1984 (39 tuổi) - giáo sư ngành Y học là 1 trong 3 người trẻ nhất được công nhận chức danh giáo sư năm nay.
Giáo sư Trần Xuân Bách sinh ngày 05.10.1984, quê ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội. Hiện nay, ông là Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội. Đồng thời, thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục đại học khác như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học VinUni.
Ông Trần Xuân Bách được cấp bằng Tiến sĩ ngành Y tế công cộng; chuyên ngành Chính sách và Dịch vụ y tế tại Đại học Alberta, Canada vào năm 2012. Tới năm 2016, ở tuổi 32, ông được công nhận chức danh phó giáo sư ngành Y học - là phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam thời điểm đó.
Năm 2019, ông Trần Xuân Bách được Đại học Johns Hopkins (Mỹ) bổ nhiệm chức danh Giáo sư (kiêm nhiệm), trở thành một trong những Giáo sư trẻ tuổi nhất của trường đại học danh tiếng này.
Giáo sư Trần Xuân Bách nghiên cứu 3 hướng chủ yếu, gồm Kinh tế Y tế, Dịch vụ Y tế và Chính sách Y tế (đã xuất bản 34 bài báo, 4 cuốn sách); Mô hình hóa kinh tế và dịch tễ ứng dụng trong dự báo và kiểm soát bệnh tật toàn cầu: (39 bài báo, 5 cuốn sách); Kinh tế lượng ứng dụng trong Công nghệ Y tế số (24 bài báo).
Tới nay, Giáo sư Trần Xuân Bách đã hướng dẫn 5 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ; trong đó, hướng dẫn chính 2 nghiên cứu sinh; đã hướng dẫn 25 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn ThS/BSNT.
Ông là chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm 11 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Trong đó, chủ nhiệm 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã nghiệm thu; chủ nhiệm/đồng chủ nhiệm 7 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã nghiệm thu. Ông đã công bố 97 bài báo khoa học, trong đó có 92 bài báo khoa học tiêu biểu trên các tạp chí quốc tế có uy tín (71 bài là tác giả chính); xuất bản 9 cuốn sách, đều thuộc nhà xuất bản có uy tín.
Giáo sư Trần Xuân Bách từng đạt rất nhiều giải thưởng, huân chương, huy chương, danh hiệu như Giải thưởng “Healthy Women, Healthy Economies” của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 2022; Giải Nhì Chiến sỹ thi đua cấp Bộ Y tế, 2021-2022; Highly Cited (Top 1%) Researcher by Clarivate 2022; Research.com Rising Star of Science Award 2022.
Ông cũng từng nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2017; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2018 và năm 2020; Bằng khen của Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 2020; Công dân Thủ đô Ưu tú năm 2017; Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở của Trường Đại học Y Hà Nội 5 năm liền từ 2016-2021.
Giải thưởng Khoa học - Công nghệ “Quả Cầu Vàng” năm 2018; Giải thưởng Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017; Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016; Giải thưởng Khởi đầu Sự nghiệp của Đại học Alberta, Canada, 2017; Giải thưởng Noam Chomsky Ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu 2020.
Ngoài Giáo sư Trần Xuân Bách, năm 2023, có 2 giáo sư khác cùng sinh năm 1984 (39 tuổi) được công nhận chức danh giáo sư, gồm: ông Nguyễn Đại Hải, Giáo sư ngành Hoá học, Phó Viện trưởng kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ, Viện Công nghệ Hoá học, Viện Hàn Lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam và ông Đoàn Thái Sơn, Giáo sư ngành Toán học, Quyền Viện Trưởng Viện Toán học, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Năm 2023, có 985 ứng viên đăng kỷ xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư nhưng chỉ có 824 ứng viên nộp hồ sơ. Sau vòng xét duyệt của các Hội đồng Giáo sư cơ sở, có 744 ứng viên được đề xuất gửi lên Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành.
Sau khi các Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành xét duyệt, có 651 ứng viên được xét đạt và đề xuất đạt tiêu chuẩn gửi lên Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Tuy nhiên, sau đó có 3 ứng viên phó giáo sư nộp đơn xin rút nên chỉ còn 648 ứng viên. Đến vòng cuối cùng, có 18 ứng viên không đạt tiêu chuẩn.