RẢNH - TẢN MẠN VỀ NGHỀ SALE (Chủ đề: Quy Hoạch Thị Trường)
RẢNH - TẢN MẠN VỀ NGHỀ SALE (Chủ đề: Quy Hoạch Thị Trường)
Nguyên tắc dịch chuyển: nếu lượng ngoại tệ đi vào tăng lên, lượng ngoại tệ đi ra giảm, thì đường BP dịch chuyển sang phải.
Ví dụ 7: Khi xuất khẩu (Xo) tăng, vốn vào tự định (Ko) tăng, nghĩa là tổng ngoại tệ đi vào tăng ở mọi mức lãi suất so với trước, đường (KA + X) dịch chuyển sang phải; để cán cân thanh toán cân bằng đòi hỏi lượng ngoại tệ đi ra (M) cũng phải tăng, và sản lượng cũng phải tăng ở mọi mức lãi suất so với trước. Kết quả đường BP sẽ dịch chuyển sang phải, thể hiện trên hình 9.4:
Ngược lại, lượng ngoại tệ đi vào giảm xuống, lượng ngoại tệ đi ra tăng lên thì đường BP dịch chuyển sang trái.
Đường BP hình thành khi cán cân thanh toán cân bằng:
Ta có: \(Y = \frac{X_0-M_0+K_0}{M_m}+\frac{K_m}{M_m}*r\)
Km > 0 và Mm > 0, do đó: \(\frac{K_m}{M_m} >0\) : đường BP có độ dốc dương.
Đường BP thường dốc lên về bên phải, thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất và sản lượng.
Độ dốc của đường BP phụ thuộc chủ yếu vào hệ số nhạy cảm của vốn theo lãi suất (Km)
Khoản tài trợ chính thức phản ánh lượng ngoại tệ dự trữ mà ngân hàng trung ương phải chi ra khi cán cân thanh toán bị thâm hụt, hay thu về khi cán cân thanh toán thặêng dư, được ghi ngược dấu với cán cân thanh toán: OE = - BP
Dự trữ ngoại hối là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương trong nước nắm giữ.
Trong mô hình phân tích, để đơn giản hóa thực tế, có một số giả dinh được đưa ra: NFFI = 0; NTr = 0; EO = 0.
Giả sử việc ghi chép trong CA và KA chính xác, đầy đù thì khoản sai số thống kê bằng 0, cán cân thanh toán sẽ là tổng của hai tài khoản CA và KA:
Bảng 9.1: Cán cân thang toán của Việt Nam. Đơn vị tính: Tỷ USD
Từ năm 2014, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã áp dụng cách trình bày mới về cán cân thanh toán theo phiên bản lần thứ 6 (BPM6), có một số thay đổi như sau:
Tháng 1 năm 2017 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có văn bản hướng dẫn về thống kê cán cân thanh toán theo thông lệ quốc tế. Cán cân thanh toán Việt Nam quý 1/2017 đã ghi theo hệ thống mới, thể hiện qua bảng 9.2:
Bảng 9.2: Cán cân thanh toán Việt Nam ĐVT: Triệu USD
1.3 Thu nhập yếu tố ròng (thu nhập sơ cấp ròng)
1.4 Chuyển nhượng ròng (thu nhập thứ cấp ròng)
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tài sản có
Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tài sản có
Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ
6. Khoản tài trợ chính thức (Tài sản dự trữ)
Nguồn: Ngàn hàng Nhà nước Việt Nam
Đường BP là tập hợp những phối hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà ở đó cán cân thanh toán cân bằng.
Đường BP thể hiện tác động của lãi suất trong nước đến sản lượng nhằm giữ cho cán cân thanh toán cân bằng.
Để xây dựng đường BP, chúng ta cho lãi suất thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
Cán cân thanh toán cân bằng khi: X + KA = M
Từ cách hình thành đường BP, cho biết mọi điểm nằm trên đường BP thể hiện cán cân thanh toán cân bằng. Những điểm không nằm trên đường BP, thể hiện cán cân thanh toán không cân bằng, lúc ấy nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh.
Ví dụ: Ta xét điểm H(Y1,r2) nằm phía trên và bên trái đường BP. Tại B(Y2,r2) lượng ngoại tệ đi vào bằng lượng ngoại tệ đi ra. Nhưng tại H với lãi suất r2 và sản lượng Y1 thể hiện lượng ngoại tệ đi vào lớn hơn lượng ngoại tệ đi ra, cán cân thanh toán sẽ thặng dư. Để cán cân thanh toán cân bằng sản lượng phải tăng lên đến Y2, nghĩa là nền kinh tế sẽ điều chỉnh từ H về \(B \in BP\).
Như vậy những điểm nằm phía trên đường BP thể hiện cán cân thanh toán thặng dù; những điểm nằm phía dưới đường BP thể hiện cán cân thanh toán bị thâm hụt.
Tài khoản vốn và tài chính (KA) ghi chép mọi dòng vốn di vào và đi ra khỏi lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, do mua bán tài sản thực và tài sản tài chính giữa nền kinh tế trong nước với nước ngoài.
Trong tài khoản vốn và tài chính (KA) có hai khoản mục:
Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch về chuyển giao vốn đơn phương, mua bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của dân cư và chính phủ một nước với dân cư và chính phủ nước ngoài. (Ví dụ, các khoản xóa nợ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài; các khoản xóa nợ giữa dân cư trong nước và dân cư nước ngoài, hay giá trị tài sản chuyển ra nước ngoài của dân cư trong nước chuyển ra định cư ở nước ngoài...).
Tài khoản vốn hiện nay rất nhỏ, không đáng kể trong tài khoản vốn và tài chính (KA)
Tài khoản tài chính ghi chép các giao dịch tài chính quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài, vay và cho vay nước ngoài.
Tài khoản tài chính là khoản mục chủ yếu trong tài khoản vốn và tài chính.
Trong tài khoản tài chính có các khoản mục:
Khi lượng vốn nước ngoài đầu tư vào trong nước lớn hơn lượng vốn trong nước đầu tư ra nước ngoài, tài khoản tài chính sẽ thặng dư ( > 0, tức đi vay ròng từ nước ngoài). Ngược lại, khi lượng vốn trong nước đầu tư ra nước ngoài lớn hơn lượng vốn nước ngoài đầu tư vào trong nước, tài khoản tài chính sẽ bị thâm hụt ( < 0, tức cho vay ròng ra nước ngoài).
Vốn đầu tư sẽ chảy vào hay chảy ra phụ thuộc vào việc so sánh lợi tức từ khoản đắu tư trong nước với lợi tức từ khoản đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy điều kiện ngang bằng lãi suất, để vốn không di chuyển là:
\(r = r^*.(1+\Delta e\%) + \Delta e\%\) (9.5)
Hay \(r \approx r^* + \Delta e\%\) (9.6)
Các nhân tố ảnh hưởng đến tài khoản vốn và tài chính:
Ví dụ 5: Đầu năm 2017 có lượng vốn KI =2.200.000 VND, tỷ giá e = 22.000VND/USD, nếu đổi ra ngoại tệ K1f = K1/e = 100 USD. Lãi suất trong nước r = 10%, lãi suất nước ngoài r*= 10%.
Lợi tức thu được từ đẩu tư trong nước \(\Pi \text{d}\) = r. K1 = 220.000 VND
Lợi tức thu được từ đẩu tư ra nước ngoài:
Vốn cộng lãi tính theo ngoại tệ cuối năm:
K2f = (1 +r*)K1f = 1,1*100 = 110 USD
Vốn cộng lãi cuối năm quy ra nội tệ:
K2 = K2f .e = 110 USD * 22.000VND/USD = 2.420.000 VND
\(\Pi \text{f}\) = K2 - K1 = 2.420.000 - 2.200.000 = 220.000 VND
\(\rightarrow\) Cơ hội đầu tư trong nước và nước ngoài như nhau: \(\Pi \text{d} = \Pi \text{f}\) \(\rightarrow\) vốn không di chuyển
Vốn cộng lãi cuối năm quy ra nội tệ:
K2 = K2f * e = 110 USD * 23.000VND/USD = 2.530.000 VND
\(\Pi \text{f}\) = K2 - K1 = 2.530.000 - 2.200.000 = 330.000 VND
Trong đó: \(\Pi \text{k}\) = r* . K1f.e = (10% x 100) x 22.000 = 220.000 VND
e = (e2 - e)K2f = (23.000- 22.000)110 = 110.000 VND
\(\rightarrow\) Khi e tăng \(\Pi \text{f} > \Pi \text{d}\): vốn sẽ chuyển ra nước ngoài \(\rightarrow\) \(KA \downarrow\)
Lợi tức thu được từ đầu tư trong nước \(\Pi \text{d}\) = r2.K1= 330.000 VND
\(\Pi \text{f}\) = K2 - K1 = 2.420.000 - 2.200.000 = 220.000 VND
Gồm: \(\Pi \text{k}\) = r*. K1f.e = (10% * 100)22.000 = 220.000 VND
\(\Pi \text{e}\) = (e2 - e)K2f = (22.000 - 22.000) 110 = 0
\(\rightarrow\) Khi lãi suất trong nước tăng lên: d > k: Vốn sẽ đổ vào trong nước \(\rightarrow KA \uparrow\)
Như vậy tài khoản vốn và tài chính (KA) có mối quan hệ đồng biến với lãi suất trong nước và nghịch biến với tỷ giá hối đoái.
Mối quan hệ đồng biến giữa tài khoản vốn và tài chính và lãi suất trong nước có thể được diễn tả qua hàm sau:
Trong đó: Ko là lượng vốn vào tự định
Km là hệ số nhạy cảm của vốn vào theo lãi suất trong nước, phản ánh lượng vốn vào tăng thêm khi lãi suất trong nước tăng thêm 1%,
Ví dụ 6: Nếu hàm KA có dạng: KA = 10 + 1,5.r
(đơn vị tính của KA là tỷ USD, đơn vị tính của r là %)
Km = 1,5: nghĩa là khi lãi suất trong nước tăng thêm 1% thì lượng vốn vào sẽ tăng thêm 1,5 tỷ USD.
Sai số thống kê là khoản mục nhằm điều chỉnh việc ghi sai, hay bỏ sót trong tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Nếu việc ghi chép trong hai tài khoản vãng lai và tài khoản vốn chính xác, thì khoản mục sai số thống kê sẽ bằng 0 (EO = 0).
Cán cân thanh toán (BP) là tổng của tài khoản vãng lai (CA), tài khoản vốn và tài chính (KA) và sai số thống kê (EO):
Khi cán cân thanh toán bị thâm hụt hay thặng dư, sẽ xuất hiện khoản tài trợ chính thức (OF)
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn, cán cân thanh toán luôn cân bằng, do đó khoản tài trợ chính thức luôn bằng không (OF = 0)