What Do You Do Nghĩa Là Gì

What Do You Do Nghĩa Là Gì

1: Is he ................................. Viet nam or China?

1: Is he ................................. Viet nam or China?

FTA là gì trong xuất nhập khẩu. Tổng quan về FTA

FTA trong tiếng Anh là Free Trade Area, có nghĩa là Hiệp định thương mại tự do. Đây là thuật ngữ vô cùng phổ biến đối với người làm nghề xuất nhập khẩu. Vậy cụ thể hơn Hiệp định thương mại tự do FTA là gì?

Hiệp định thương mại tự do FTA hay gọi tắt là Hiệp định FTA là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các quốc gia thỏa thuận về các nghĩa vụ nhất định tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ và các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác. Theo chính sách thương mại tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán giữa các nước với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, từ đó góp phần vào việc xóa bỏ rào cản thương mại các nước tham gia.

Một số tên gọi khác của FTA gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại Khu vực (Regional Trade Agreement)… bản chất của các tên gọi này đều nói đến các thỏa thuận hướng tới tự do hóa thương mại giữa các thành viên.

1/ FTA song phương: tức là FTA mà trong đó chỉ có 2 quốc gia thành viên hoặc giữa 2 vùng lãnh thổ. Vì dụ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam & Hàn Quốc (viết tắt: VKFTA)

2/ FTA khu vực: Là hiệp định thương mại tự do giữa các thành viên ở cùng 1 khu vực hoặc FTA giữa 1 khu vực và 1 quốc gia.

Ví dụ: Hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, thường gọi là FTA giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, còn gọi là Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt AFTA)

Ví dụ về trường hợp FTA giữa 1 khu vực với 1 quốc gia: FTA giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc (ACFTA)

Với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do, nước nhập khẩu khi có chứng nhận xuất xứ (CO) từ nước nhập khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi thuế nhập khẩu.

Ví dụ, nếu Việt Nam nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về và có CO form E sẽ được giảm thuế theo thông tin trong biểu thuế. Doanh nghiệp có thể tra cứu mức thuế suất của lô hàng nếu có CO mức thuế bao nhiêu %.

Có một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều bên cạnh FTA đó là FTA thế hệ mới. Vậy FTA thế hệ mới là gì?

Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới” được sử dụng để chỉ các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyền thống”; mức độ cam kết sâu nhất (cắt giảm thuế gần như về 0%, có thể có lộ trình); có cơ chế thực thi chặt chẽ và hơn thế, nó bao hàm cả những lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như: Lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư…

Vì sao có sự xuất hiện của FTA thế hệ mới?

Từ năm 2001, giữa các thành viên của WTO diễn ra tình trạng thiếu đồng thuận, điều này dẫn đến sự bế tắc trong các vòng đàm phán Doha. Đây được cho là lý do chính thúc đẩy Liên minh Châu Âu (EU) thực hiện một chiến lược thương mại mới, chiến lược này đã được chính thức được công bố tvào năm 2006. Với chiến lược mới này, Liên minh Châu Âu (EU) cam kết phát triển và nâng cao quan hệ thương mại song phương với các đối tác.

Từ đó, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của các nước EU trên toàn cầu. Năm 2007, EU bắt đầu tiến hành các vòng đàm phán các hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” với các nước là đối tác thương mại của mình như Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước ASEAN với cách tiếp cận toàn diện, gồm nhiều nội dung đổi mới về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, đầu tư, mua sắm chính phủ, hay phát triển bền vững.

FTA thế hệ mới” được sử dụng lần đầu tiên từ năm 2007 với các hiệp định thương mại tự do mà Liên minh châu Âu đã đàm phán với các đối tác thương mại của mình.

Như vậy, khái niệm “FTA thế hệ mới” được sử dụng một cách tương đối để phân biệt các FTA được ký kết trong phạm vi toàn diện hơn so với những khuôn khổ tự do hoá thương mại đã được thiết lập trong các hiệp định WTO hay FTA truyền thống. Tuy vậy với những người làm việc họ thường sử dụng thuật ngữ FTA để chỉ còn

FTA bao gồm những nước nào tùy thuộc vào từng loại hợp đồng FTA giữa các nước. Ví dụ, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, viết tắt RCEP. Đây là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên của ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do bao gồm Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand.

Một ví dụ khác là Hiệp định CPTPP - hiệp định thường xuyên được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông. Đây là một hiệp định FTA ̣Hiệp định thương mại tự do) thế hệ mới. Hiệp định CPTPP gồm 11 nước thành viên là: Australia, brunei, Nhật Bản, Malaysia, Canada, Chile, Mexico, New Zealand, Singapore, Peru và Việt Nam.

Các FTA mà Việt Nam đã tham gia

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) có hiệu lực từ năm 1993. Các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN khi giao dịch mua hàng có CO form D sẽ được hưởng ưu đãi về thuế là nhờ có AFTA.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN và Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực từ năm 2003.

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN và Hàn Quốc (AKFTA) có hiệu lực từ năm 2007

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ năm 2008

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ năm 2009

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA) có hiệu lực từ năm 2010

Hiệp định Thương mại Tự do giữa khu vực ASEAN và Australia, New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực từ năm 2010

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi Lê (VCFTA) có hiệu lực từ năm 2014

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ năm 2015

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á u (VN-EAEU FTA) có hiệu lực từ năm 2016

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ năm 2018

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA) có hiệu lực từ năm 2019

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ năm 2020

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực từ năm 2021

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

FTA luôn nỗ lực mang lại lợi ích thiết thực cho thương mại giữa các nước thành viên, vì vậy nội dung của FTA bao gồm các vấn đề sau:

Quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan. Với quy định này, mỗi nước thành viên khi tham gia ký thỏa thuận FTA đều phải cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và cho phép các hàng hóa dịch vụ giữa các nước thành viên được xuất nhập khẩu.

Quy định danh mục mặt hàng được đưa vào cắt giảm thuế quan. Các loại hàng hóa dịch vụ được đưa vào ký kết sẽ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động đàm phán. Có một số loại thuế đặc biệt, nhạy cảm sẽ cắt giảm chậm hơn hoặc không được cắt giảm.

Những quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu. Các Hiệp định thương mại tự do FTA thường sẽ phải có phần mục nội dung quy định rõ ràng về khoảng thời gian hay lộ trình áp dụng cắt giảm thuế. Hiện nay các Hiệp định thương mại FTA thường có thời gian cắt giảm thuế dưới 10 năm.

Những quy định liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hóa. Quy định này đang được các nước thành viên như Việt Nam sử dụng rất triệt để. Đây là quy định đặc biệt quan quan trọng và không thể thiếu trong Hiệp định thương mại tự do FTA.

Tức là, những mặt hàng được sản xuất ở các nước cùng tham gia vào hiệp định thương mại tự do FTA sẽ được nhận ưu đãi lớn hơn những mặt hàng sản xuất ở các nước không thuộc FTA. Tùy từng mặt hàng khi có giấy chứng nhận xuất xứ (form ℅) sẽ được áp dụng miễn giảm xuống mức thuế nhất định. Ở Việt Nam thương tra cứu mức thuế suất này trong biểu thuế xuất nhập khẩu.

Quy mô: WTO là Tổ thương mại thế giới với số lượng thành WTO bao gồm hơn 160 quốc gia thành viên, với rất nhiều các Hiệp định trong các lĩnh vực thương mại khác nhau (hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư…). Các Hiệp định này đều có nội dung hướng tới việc thống nhất các quy tắc cho thương mại toàn cầu và giảm bớt các rào cản thương mại.

Tuy nhiên, WTO mới chỉ thành công trong việc giảm bớt mà chưa đạt được mức loại bỏ rào cản đối với phần lớn thương mại như trong các FTA. Do đó, không có hiệp định nào trong WTO là FTA cả.

Quy mô: FTA có quy mô nhỏ hơn so với WTO, có thể đó là FTA song phương giữa hai nước hoặc giữa nhiều nước. Cũng chính vì vậy, nên việc đàm phán để đi đến thỏa thuận cuối cùng của FTA nhanh hơn, đạt được những thỏa thuận, sâu sắc, thiết thực hơn với sự phát triển kinh tế hai nước. Số lượng FTA được ký kết cũng tăng nhanh chóng.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu, khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

Từ khóa liên quan: fta, fta là gì, fta là viết tắt của từ gì, các fta việt nam đã tham gia, hiệp định thương mại tự do fta, fta vietnam - eu cơ hội và thách thức, hiệp định fta việt nam hàn quốc, hiệp định fta là gì, fta gồm những nước nào, hiệp định fta, fta viết tắt của từ gì, các fta mà việt nam đã tham gia, tổng quan về fta, nội dung fta, fta thế hệ mới, hiệp định tự do thương mại fta, Hiệp định thương mại là gì