Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ, mà còn là quá trình thay đổi cách thức làm việc, tư duy và văn hóa tổ chức. Đây là một xu hướng không thể phủ nhận trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Hãy cùng FPT IS tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa về chuyển đổi số và những ảnh hưởng to lớn mà nó mang lại cho xã hội và doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.
Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ, mà còn là quá trình thay đổi cách thức làm việc, tư duy và văn hóa tổ chức. Đây là một xu hướng không thể phủ nhận trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Hãy cùng FPT IS tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa về chuyển đổi số và những ảnh hưởng to lớn mà nó mang lại cho xã hội và doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.
Các doanh nghiệp nên bắt đầu với chuyển đổi số bằng cách tiến hành đánh giá kỹ lưỡng các hoạt động, quy trình và công nghệ hiện tại của mình, đồng thời xác định các lĩnh vực có thể sử dụng công nghệ kỹ thuật số để nâng cao hiệu suất và hiệu suất. Đánh giá này phải bao gồm việc xem xét tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, cũng như phân tích thị trường và bối cảnh cạnh tranh..
Chuyển đổi số có thể thất bại vì nhiều lý do. Tuy nhiên lý do chính đến từ việc năng lực quản lý và lập kế hoạch chuyển đổi số của nhà điều hành, thiếu nhân sự ngành công nghệ có chuyên môn cao, phương pháp nhà lãnh đạo áp dụng để thay đổi nhận thức cho toàn bộ nhân sự bên dưới, ngân sách doanh nghiệp đầu tư cho chuyển đổi số còn hạn chế,…
Các câu hỏi về chuyển đổi số rất quan trọng. Vì chúng giúp các tổ chức xác định mục tiêu, xác định những trở ngại tiềm ẩn và phát triển một kế hoạch rõ ràng để đạt được mục tiêu.
Khái niệm chuyển đổi số và số hóa và chuyển đổi số có liên quan với nhau nhưng chúng có ý nghĩa khác nhau:
– Sử dụng các giải pháp hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử để thay thế các quy trình giấy tờ truyền thống.
Xem thêm: Hệ thống Elearning là gì? Những thành phần trong E-learning
Chuyển đổi số là một quá trình liên tục và không có điểm kết thúc. Tuy nhiên, ta có thể chia nó thành 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Số hóa thông tin – Digitization: Là việc chuyển đổi dữ liệu từ dạng vật lý (analog) sang dạng kỹ thuật số (digital).
Giai đoạn 2: Số Hoá Quy Trình – Digitalization: Là việc áp dụng công nghệ để tự động hóa quy trình hiện tại.
Giai đoạn 3: Số Hoá Toàn Diện hay còn gọi là Chuyển đổi số – Digital Transformation: Ở mức này, doanh nghiệp có thể thay đổi được mô hình kinh doanh.
Mỗi giai đoạn của chuyển đổi số đều có những thách thức riêng. Do đó, các tổ chức/doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu thực hiện.
Xem thêm: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Lợi ích & các bước triển khai
Bất cứ khi nào một doanh nghiệp trải qua sự thay đổi, họ sẽ phải trải qua nhiều thách thức và khó khăn khác nhau. Điều này cũng áp dụng cho chuyển đổi số. Trong quá trình này, các tổ chức có thể phải đối mặt với một số khó khăn trong chuyển đổi số, có thể kể đến như:
Thiếu chiến lược quản lý thay đổi tổ chức
Hầu hết những lãnh đạo cấp cao đều là những người có thâm niên nhất định trong lĩnh vực của họ. Trong trường hợp nếu họ chưa có thể thực sự thích ứng được với sự thay đổi chóng mặt của cách mạng công nghệ, việc đề ra một chiến lược để thay đổi cơ cấu doanh nghiệp ứng dụng kỹ thuật số đối với họ là một việc vô cùng khó khăn, cần nhiều thời gian để hoàn thiện.
Thiếu nhân sự chuyên môn về công nghệ và chuyển đổi số
Khi một tổ chức hướng tới chuyển đổi số, họ sẽ thiếu nhân viên có đủ kỹ năng về quy trình chuyển đổi kỹ thuật số, an ninh mạng, kiến trúc ứng dụng cũng như các lĩnh vực CNTT và phi CNTT liên quan khác.
Do vậy, ban lãnh đạo cần xem xét mức độ phức tạp của các chiến lược chuyển đổi số, từ đó đưa ra bộ kỹ năng và kiến thức phù hợp để thực hiện những thay đổi nhân sự cần thiết.
Khi các doanh nghiệp áp dụng công việc từ xa, quy trình kỹ thuật số và công nghệ dựa trên đám mây, họ sẽ phải đối mặt với mức độ rủi ro cao hơn. Do đó, họ được yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo mật cao hơn và cải thiện an ninh mạng để tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa. Không bảo vệ dữ liệu và các tài sản có giá trị khác của tổ chức có thể dẫn đến rủi ro và hậu quả tiêu cực rất lớn.
Áp lực về sự thay đổi liên tục của nhu cầu khách hàng
Ngay cả khi tổ chức nỗ lực nhiều năm để chuyển đổi số, nhu cầu của khách hàng vẫn có thể thay đổi trong suốt thời gian đó vì họ không ngừng tìm kiếm các dịch vụ nâng cao trải nghiệm của họ. Điều này có nghĩa là cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để triển khai các công nghệ kỹ thuật số mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của khách hàng.
Một thách thức khác của chuyển đổi kỹ thuật số là chi phí cao. Vì đây là một khoản đầu tư lớn nên các tổ chức cần lập kế hoạch ngân sách một cách cẩn thận và đưa ra chiến lược dài hạn để để tiết kiệm chi phí doanh nghiệp, tối ưu hóa nguồn lực và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chuyển đổi số không chỉ đơn giản là áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, mà là một quá trình thay đổi toàn diện về văn hóa, quy trình, con người và cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng một quy trình chuyển đổi số hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Bước 1: Xác định mục tiêu và tầm nhìn: Xác định rõ ràng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua chuyển đổi số. Tầm nhìn cần bao quát và mang tính chiến lược, đồng thời phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Bước 2: Đánh giá hiện trạng: Phân tích tình trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, bao gồm các quy trình, con người, công nghệ và dữ liệu. Xác định những điểm yếu, hạn chế cần cải thiện và những cơ hội tiềm năng để áp dụng công nghệ.
Bước 3: Lập kế hoạch và chiến lược: Lập kế hoạch chi tiết cho quá trình chuyển đổi số, bao gồm các giai đoạn thực hiện, nguồn lực cần thiết, ngân sách và dự kiến thời gian. Xác định các công nghệ phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.
Bước 4: Triển khai và vận hành: Triển khai các giải pháp công nghệ đã được lựa chọn theo kế hoạch. Đào tạo nhân viên về cách sử dụng các công nghệ mới. Theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động sau khi triển khai.
Bước 5: Đánh giá và đo lường: Đánh giá quá trình chuyển đổi số dựa trên các chỉ tiêu đã được xác định. Liên tục cải tiến quy trình và công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bước 6: Báo cáo kết quả: Thực hiện báo cáo kết quả chuyển đổi số chi tiết, xác định rủi ro và đề xuất giải pháp cải tiến, khắc phục rủi ro.
Chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng tất yếu của tương lai và đã trải qua sự tăng tốc nhanh chóng trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Lĩnh vực này ảnh hưởng đến toàn xã hội, ảnh hưởng nhiều nhất là 3 nhóm đối tượng sau:
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng dịch vụ công và nâng cao đời sống người dân. Tác dụng của chuyển đổi số đối với chính phủ được thể hiện trên rất nhiều khía cạnh:
Theo báo cáo của IDC, 82% tổ chức/doanh nghiệp tin rằng họ “phải đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau”. Bằng cách đáp ứng mong đợi của khách hàng và thực hiện chuyển đổi số, các doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu tốt hơn, từ đó dễ dàng đạt được thành công trong thế giới kỹ thuật số ngày nay.
Vai trò của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp như sau:
Người tiêu dùng sẽ nhận được những tiện ích đáng kể từ cả Chính phủ và các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công:
Chuyển đổi số đã làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. Họ xem việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến như một thói quen hằng ngày. Chính vì thế, doanh nghiệp ngày càng phải tạo dựng thương hiệu số của mình nhanh hơn để tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Mới đây, sự xuất hiện của chợ “số” trong khu vực chung cư đã giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian nấu ăn vào những ngày bận rộn. Họ chỉ cần lên trang cá nhân của người bán và tìm món ăn cần đặt, sau đó gọi điện đặt hàng. Thời đại ngày nay, chỉ cần một cuộc điện thoại, người tiêu dùng sẵn sàng nhận được món hàng ưng ý chỉ trong thời gian ngắn.
Tham khảo: 10 Phần mềm hóa đơn điện tử tốt và phổ biến nhất