Công ty Cổ phần Vinpearl vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2023.
Công ty Cổ phần Vinpearl vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2023.
“Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời”, là lời bộc bạch về mục tiêu cuộc đời trên báo Tuổi trẻ cách đây 2 năm của vị tỷ phú họ Phạm.
Với trăn trở đó, ở tuổi 50, ông Vượng gây bất ngờ với công chúng khi quyết định dồn lực đầu tư vào 2 lĩnh vực công nghiệp và công nghệ. Đây là 2 lĩnh vực không hề liên quan đến nền tảng kinh doanh chủ đạo của Vingroup trước đó (bất động sản và thương mại dịch vụ), được đánh giá là cực kỳ “khó làm” vì rào cản gia nhập quá lớn, đầu tư lớn cả về tài chính – công nghệ – nhân sự – chuỗi cung ứng, chưa kể những đại gia hiện hữu trong lĩnh vực này đều có thâm niên kỳ cựu và thương hiệu mạnh.
“Tôi có mong muốn cháy bỏng là xây dựng được một thương hiệu Việt Nam có đẳng cấp và nổi tiếng trên thế giới, giúp con cháu sau này có thể tự hào về đất nước, về dân tộc của mình và qua đó truyền cảm hứng cho các thệ hệ trẻ. Vingroup sau một thời gian dài dấn thân, miệt mài phấn đấu đã có được những điều kiện ban đầu để bắt tay vào việc này. Hơn thế nữa, hiện nay tất cả các thành viên của Vingroup đều thể hiện quyết tâm và mong muốn được đóng góp toàn bộ trí lực để thực hiện thành công sứ mệnh này”, tạp chí Forbes dẫn lời ông chủ VinFast.
Trái ngược với những nghi ngại ban đầu, thực tế diễn ra 3 năm qua đã cho thấy bản lĩnh đáng gờm và tăng tốc ngoạn mục của hãng xe Việt: Ra mắt nhà máy ô tô hiện đại, với dây chuyền sản xuất robot hoàn toàn tự động trong vỏn vẹn 21 tháng kể từ ngày đầu khởi công dự án (2/9/2017 tại KCN Đình Vũ – Cát Hải – Hải Phòng); Mua lại hãng xe GM Việt Nam; Thành lập Viện Công nghệ Ô tô tại Úc; Công bố kế hoạch sản xuất xe ô tô điện và dự kiến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2021; Lên kế hoạch mở nhà máy tại Mỹ, sau khi thành lập văn phòng nghiên cứu với 50 thành viên tại San Francisco để chuẩn bị cho việc bán ô tô tại California vào năm 2022…
Giờ đây, ông Vượng có thể tự hào khi hằng ngày chứng kiến xe VinFast đã chạy khắp các con phố ở đô thị. Dòng xe “quốc dân” như Fadil thậm chí trở thành dòng bán chạy nhất tháng 2 vừa qua với doanh số 1.090 xe, bỏ xa “vua doanh số” Toyota Vios.
Trong khuôn khổ một bài viết, khó có thể kể hết các dự án mới ra đời liên tục của Vingroup trong những năm qua. Tựu trung lại có thể hình dung định hướng của Vingroup là trở thành Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ đẳng cấp quốc tế.
Nói rõ hơn về định hướng của Tập đoàn, ông Vượng từng lí giải: “Chuyển hướng sang công nghệ không phải là buông bỏ những thứ khác. Hôm kỷ niệm 25 năm thành lập tập đoàn, chúng tôi đã công bố rõ chiến lược 10 năm tới thì công nghệ sẽ là số 1, công nghiệp là số 2 và thương mại dịch vụ là số 3. Nhưng thương mại dịch vụ là số 3 không có nghĩa là teo dần đi, mà nó ngược lại phải lớn hơn bây giờ nhiều.
Hơn nữa, thương mại dịch vụ bây giờ vẫn đang là nhất vì nó là nguồn tiền để nuôi tất cả các ý tưởng, các dự án mới nên không thể buông ra được. Buông ra bây giờ thì lấy ai nuôi vì trong thời gian đầu ôtô phải bù lỗ, rồi điện thoại thông minh cũng bù lỗ…
Nhưng một khi công nghệ, công nghiệp phát triển rồi thì mình có thể góp phần đổi đời cho rất nhiều người. Ví dụ như người nghèo bây giờ một tháng thu nhập của họ không đáng kể, nhưng nếu họ trở thành những công nhân công nghệ bình thường thôi, lương của họ cũng sẽ cao hơn nhiều.
Tuy nhiên, ta chỉ làm được điều đó khi ta có được một hệ sinh thái về công nghệ, tức là phải có những viện nghiên cứu những công nghệ lõi về AI, Big data…, phải có những công ty sản xuất phần mềm, rồi có những nhà thầu phụ của họ… Sau này dần dần lại phát triển thêm ra những nhánh khác nữa” (Báo Tuổi trẻ, tháng 1/2019).
Gần 30 năm kể từ ngày những thùng mì Mivina đầu tiên xuất hiện tại Ukraine cho đến lúc trở thành người giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng vẫn thích đá bóng, giải trí bằng xem phim, làm việc không ngừng để thực hiện khát vọng đưa thương hiệu Việt ra thế giới.
“Tôi luôn nói với các đồng nghiệp của mình: Đừng để cuộc sống của bạn trôi qua một cách vô nghĩa. Đừng để đến cuối cuộc đời, bạn không có gì đáng nhớ để kể lại. Sẽ thật buồn khi thấy rằng cuộc sống của bạn đã không tạo thêm bất kì giá trị nào.
Nếu làm chỉ để tiêu, chỉ để có cái nọ, cái kia thì tôi phải dừng lâu rồi. Lỡ làm người rồi, không thể sống một cuộc đời phí hoài được”.
Vinfast vĩnh phúc tự hào là đơn vị đại lý chính hãng của Vinfast Việt Nam, Khi mua xe Vinfast tại đại lý Vinfast Vĩnh Phúc khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ những dịch vụ cao cấp nhất với khu trưng bày xe sang trọng. Khu bảo hành bảo dưỡng hiện tại với hệ thống máy móc tối tân nhất hiện nay. Cùng với đó là chất lượng chăm sóc khách hàng được đảm bảo bởi Vingroup.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn Vingroup, công ty này ghi nhận doanh thu thuần 32.082 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm gần một nửa so với mức 60.736 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13.741 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của Tập đoàn Vingroup ở mức 7.046 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay và phát hành trái phiếu chiếm tới 5.154 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty cũng ghi nhận lỗ liên doan, liên kết hơn 46 tỷ đồng và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1.923 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 6.423 tỷ đồng.
Kết quả, Tập đoàn Vingroup ghi nhận lãi sau thuế 1.027 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm hơn 400 tỷ đồng so với mức đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Tính tới thời điểm cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup ở mức 508.608 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 100.299 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 68.659 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên tới 8.340 tỷ đồng, tăng gần 2.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2022.
Về nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động.
Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát.
Về rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Vingroup được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, hiện do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hồi đầu tháng 8/2021, Tập đoàn Vingroup đã bị Cục thuế TP Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng số tiền hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế truy thu là 15,86 tỷ đồng; tiền chậm nộp thuế, tiền phạt hành chính là 15,47 tỷ đồng.
Trước đó, tháng 8/2017, tại kỳ thanh tra thuế từ năm 2014 đến 2016, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup là 333 triệu đồng và số tiền chậm nộp thuế và phạt hành chính là 81,6 triệu đồng.