Tiêm Vắc Xin Viêm Não Nhật Bản

Tiêm Vắc Xin Viêm Não Nhật Bản

Tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản sẽ giúp con người phòng tránh việc nhiễm bệnh, đồng thời làm hạn chế khả năng xảy ra các biến chứng bệnh nguy hiểm. Cùng đọc bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu về các loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, phác đồ tiêm chủng cụ thể ra sao nhé.

Tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản sẽ giúp con người phòng tránh việc nhiễm bệnh, đồng thời làm hạn chế khả năng xảy ra các biến chứng bệnh nguy hiểm. Cùng đọc bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu về các loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, phác đồ tiêm chủng cụ thể ra sao nhé.

Khái niệm vắc xin viêm não Nhật Bản

Trong cuộc chiến chống viêm não Nhật Bản, vắc xin viêm não Nhật Bản là đồng minh mạnh mẽ nhất của chúng ta. Khi được đưa vào cơ thể, vắc xin kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể tiêu diệt virus viêm não Nhật Bản (JEV). Nhờ vậy, chúng ta có miễn dịch chủ động với viêm não Nhật Bản.

Nên tiêm chủng loại vắc xin nào là tốt nhất?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dịch tễ, cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin, bất cứ loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản nào đều đem lại tác dụng phòng bệnh như nhau. Cả 2 loại vắc xin Imojev và Jevax đều có chung mục đích nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể con người. Tuy nhiên, 2 loại vắc xin sẽ khác nhau ở thời gian áp dụng và số mũi tiêm cần thực hiện.

Do đó, tùy thuộc vào thời gian, độ tuổi của người đi tiêm và chỉ định của bác sĩ, mà chúng ta sẽ có thể lựa chọn cho mình 1 loại vắc xin phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý chủ động đi tiêm chủng càng sớm càng tốt, nhất là đối với đối tượng trẻ em, người có hệ miễn dịch suy yếu. Bởi càng được tiêm vắc xin sớm, cơ thể càng sớm sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh tật, bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây bệnh.

Tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản ở vị trí nào?

Cũng như các loại vắc xin phòng bệnh khác, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản sẽ được chỉ định sử dụng tiêm dưới da chứ không được sử dụng để tiêm qua đường tĩnh mạch. Vị trí thuận lợi nhất cho việc tiêm chủng là ở vị trí cơ Delta bắp tay hoặc ở chân đoạn mặt trước bên đùi.

Một trong hai vị trí kể trên sẽ được thực hiện tùy thuộc vào chỉ định hoặc vị trí ngồi thuận tay của người thực hiện tiêm chủng.

Trong quá trình thực hiện tiêm chủng cũng cần đảm bảo tất cả mọi dụng cụ y tế đều được vô trùng.

Đối với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản trước khi sử dụng cần có thao tác lắc kỹ, trộn đều hỗn hợp trong lọ thuốc trước khi tiêm. Vắc xin cũng cần được bảo quản trong nhiệt độ lạnh đạt chuẩn 2 – 8 độ C.

Cơ bản về viêm não Nhật Bản

Để hiểu về vắc xin viêm não Nhật Bản, bạn không thể không hiểu về bệnh truyền nhiễm này. Theo đó, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính được xác định khi hệ thần kinh trung ương của chúng ta nhiễm trùng nghiêm trọng. Sự nhiễm trùng này phát sinh do hoạt động của virus viêm não Nhật Bản (JEV). Được biết, virus viêm não Nhật Bản (JEV) thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, có liên quan đến một bệnh truyền nhiễm cấp tính khác cũng rất nguy hiểm và phổ biến, là sốt xuất huyết. Virus viêm não Nhật Bản chịu nhiệt kém, ở nhiệt độ 56 độ C và 100 độ C, chúng lần lượt bất hoạt sau 30 phút và 2 phút.

Viêm não Nhật Bản phát sinh do virus JEV

Viêm não Nhật Bản có nguồn bệnh tự nhiên chủ yếu là gia súc/gia cầm (điển hình như các loài chim hoang dã, lợn) và có trung gian truyền bệnh là muỗi Culex (muỗi ruộng). Như vậy, chúng ta có thể mắc viêm não Nhật Bản, nếu bị đốt bởi muỗi Culex đã đốt gia súc/gia cầm nhiễm virus viêm não Nhật Bản.

Bởi hệ thần kinh trung ương là “sở chỉ huy” của mọi hoạt động sống, điều trị viêm não Nhật Bản là rất phức tạp. Để nói về sự nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm cấp tính này, chia sẻ những số liệu sau của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cách trực quan nhất:

– Tỷ lệ bệnh nhân viêm não Nhật Bản tử vong: Trung bình khoảng 30% (25 – 35%).

– Tỷ lệ bệnh nhân viêm não Nhật Bản phải sống với những di chứng trọn đời: Trung bình khoảng 50%.

Để lại di chứng trọn đời là một chuyện, để lại di chứng trọn đời nặng nề lại là một chuyện khác. Di chứng của viêm não Nhật Bản chủ yếu liên quan đến hệ thần kinh trung ương, như: Rối loạn tâm thần, động kinh, bại liệt,… Sống với những di chứng này, bệnh nhân viêm não Nhật Bản chỉ còn ít hoặc không còn khả năng lao động và chắc chắn sẽ trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Ngoài những di chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương, viêm não Nhật Bản còn có thể khiến bệnh nhân: Viêm phế quản – viêm phổi, viêm bể thận – viêm bàng quang, rối loạn chuyển hóa,… Mặc dù ít tai hại hơn di chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương, những di chứng này cũng ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm não Nhật Bản.

Giải đáp thắc mắc: Vắc xin viêm não Nhật Bản tiêm bao nhiêu mũi?

Như đã chia sẻ phía trên, số lượng mũi vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu là chuẩn phụ thuộc loại vắc xin viêm não Nhật Bản bạn lựa chọn.

Có những loại vắc xin viêm não Nhật Bản gì?

Hiện tại, ở Việt Nam, có 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản đang lưu hành, là Imojev và Jevax. Trong đó:

– Imojev: Là vắc xin thế hệ mới, tạo miễn dịch nhanh và bền vững, có thể được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người trưởng thành. Imojev được sản xuất bởi một trong những hãng dược phẩm hàng đầu thế giới – Sanofi Pasteur (Pháp).

Imojev được sản xuất bởi Sanofi Pasteur (Pháp).

– Jevax: Là vắc xin có thể được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người trưởng thành, được sản xuất bởi Vabiotech (Việt Nam).

Đều đã được nghiên cứu – thử nghiệm nghiêm ngặt và đều đã được cấp phép sử dụng rộng rãi, dù lựa chọn Imojev hay Jevax, bạn cũng được bảo vệ hiệu quả một cách an toàn trước viêm não Nhật Bản.

Nếu lựa chọn Imojev, bạn cần tiêm 2 mũi, theo phác đồ:

– Lịch tiêm: Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 năm.

Nếu lựa chọn Jevax, bạn cần tiêm nhiều mũi, theo phác đồ:

– Lịch tiêm: Mũi 2 cách mũi 1 1 – 2 tuần. Mũi 3 và mũi 2 cách nhau tối thiểu 1 năm. Các mũi còn lại, cách mũi 3 và cách nhau 3 năm.

– Liều dùng: 0,5ml với đối tượng dưới 3 tuổi và 1ml với đối tượng trên 3 tuổi.

Nếu chuyển đổi từ Jevax sang Imojev, bạn cần tiêm tất cả 3 – 4 mũi (bao gồm cả Jevax và Imojev):

– Trường hợp đã tiêm 1 mũi Jevax, tiêm thêm 2 mũi Imojev theo phác đồ: Mũi 1 cách mũi Jevax ít nhất 2 tuần. Mũi 2 Imojev cách mũi 1 Imojev ít nhất 1 năm.

– Nếu đã tiêm 2 mũi Jevax, tiêm thêm 1 mũi Imojev, cách mũi 2 Jevax tối thiểu 1 năm.

– Nếu đã tiêm 3 mũi Jevax, tiêm thêm 1 mũi Imojev, cách mũi 3 Jevax tối thiểu 1 năm.

Nếu chuyển đổi từ Jevax sang Imojev, bạn cần tiêm tất cả 3 – 4 mũi

Sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, dù là người trưởng thành hay trẻ nhỏ, bạn cũng cần theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và 48 giờ tại nhà (đặc biệt là ban đêm). Nếu: Sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C), ớn lạnh; hơi đau, hơi ngứa, hơi nóng tại vị trí tiêm,…, đừng lo lắng, đó là những biểu hiện bình thường. Nếu: Sốt cao (trên 39 độ C), co giật, li bì, lơ mơ; khó thở; thở nhanh và nông, thở rít, da tím tái; phát ban, sưng môi, sưng mí mắt; nôn, tiêu chảy, đau bụng dữ dội;…, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Như vậy, vắc xin viêm não Nhật Bản có thể tiêm 2 hoặc nhiều mũi, tương ứng với việc bạn lựa chọn Imojev hay Jevax. Trường hợp chuyển đổi từ Jevax sang Imojev, bạn cần tiêm tất cả 3 – 4 mũi. Liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng ngay, nếu bạn vẫn còn thắc mắc.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vắc-xin viêm não Nhật Bản là một loại vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản.[1] Vắc-xin có hiệu quả hơn 90%. Thời hạn bảo vệ của vắc-xin không rõ nhưng hiệu quả giảm theo thời gian. Vắc xin đưa vào cơ thể bằng cách tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

Vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng định kỳ ở các quốc gia nơi bệnh đang là một vấn đề sức khỏe. Một hoặc hai liều được tiêm vào tùy thuộc vào phiên bản của vắc-xin. Liều bổ sung thường không cần thiết ở những nơi bệnh thường gặp. Ở những người nhiễm HIV/AIDS hoặc những bà mẹ đang mang thai, một vắc-xin bất hoạt được khuyến cáo sử dụng. Khuyến nghị khách du lịch cần được chủng ngừa khi có kế hoạch đến các khu vực mà bệnh đang lưu hành.

Vắc-xin tương đối an toàn. Đau và đỏ có thể xảy ra tại chỗ tiêm. Tính đến năm 2015, đã có 15 loại vắc-xin khác nhau: một số loại được điều chế dựa trên kỹ thuật DNA tái tổ hợp, hay làm suy yếu hoặc bất hoạt virus.

Vắc-xin viêm não Nhật Bản lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào những năm 1930.[2] Vắc xin nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, những thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[3] Tại Hoa Kỳ, chi phí từ 100 đến 200 USD cho một đợt chủng ngừa.[4]